Bệnh tự kỷ: Cha mẹ ơi, hãy đồng hành cùng con

Bệnh tự kỷ: Cha mẹ ơi, hãy đồng hành cùng con

Bệnh tự kỷ: Cha mẹ ơi hãy đồng hành cùng con!

“Cha mẹ nào khi sinh con, cũng đều mong muốn con cái được khỏe mạnh lành lặn. Cũng bởi con cái được xem là niềm tự hào, vì vậy khi con mình được chuẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ là một điều khó có thể chấp nhận với họ. Thậm trí vợ chồng đổ lỗi cho nhau, mâu thuẫn gia đình về tiền bạc, thời gian, sự chăm sóc… và có gia đình đã ly hôn”.

Đây là tâm sự muộn màng của một ông bố ở Quận Hoàng Mai, Hà Nội chia sẻ với Quyên.
Qua câu chuyện xúc động này, sẽ giúp đỡ các bậc phụ huynh hiểu rõ về căn bệnh tự kỷ này cũng như luyện một trái tim thép đồng hành cùng con nhé!.

Bệnh tự kỷ là gì?

Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rõ hơn về căn bệnh này là một dạng khuyết tật ở trẻ em. Có thể mắc bẩm sinh ngay từ trong bụng mẹ, hoặc được phát hiện khi trẻ có ở độ tuổi từ 2- 3 tuổi. Biểu hiện rõ nhất để cha mẹ nhận biết đó là:

  • Trẻ chậm phát triển trong giao tiếp
  • Ngôn ngữ, học hành gặp khó khăn
  • Không kiểm soát được cảm xúc trong mọi tình huống ngoài xã hội hay trong gia đình,

Việc thừa nhận con bị tự kỷ là điều không dễ đối với các bậc cha mẹ, không phải ai cũng sẵn sàng chấp nhận sự thật này. Cũng có nhiều bậc phụ chia sẻ rằng: “tôi tự dằn vặt bản thân trong một thời gian dài, vì chính tôi không muốn tin rằng con mình khác với những đứa trẻ bình thường”. Thật sự cần phải có sự kiên trì với một trái tim thép.

Thậm chí, có những người hiểu lầm rằng, con mình có vấn đề về tâm thần. Đây là một điều đáng buồn trong cách suy nghĩ của nhiều bậc cha mẹ.

Học cách chấp nhận con mình

Tính cách của trẻ mắc bệnh tự kỷ

Cha mẹ có biết, những đứa trẻ này thường sẽ rất dễ nổi cáu, bởi vì chúng không thể nói ra những điều mà chúng muốn nói.

Thay vì bắt đầu bằng việc xoa dịu những cơn giận từ trẻ, cha mẹ hãy bình tĩnh học cách phớt lờ. Tại sao lại như vậy, đơn giản vì khi chúng ta không chú ý hành động đó, trẻ sẽ tự thay đổi cảm xúc, ngồi một chỗ.

Từ đó cha mẹ hãy dành những lời khen ngợi, nhằm khích lệ về cảm xúc cũng như tư tưởng của con.

Biểu hiện của trẻ tự kỷ

Những biểu hiện sau đây của trẻ tự kỷ sẽ thiết lập cho cha mẹ có một trái tim thép, hãy cố gắng để hiểu và chấp nhận con:

  • Thói quen vui chơi bừa bãi.
  • Làm hỏng đồ chơi, vật dụng trong gia đình. Hoặc tháo tung đồ chơi và lắp ghép lại (ở một số trẻ có khả năng sáng tạo).
  • Tò mò thái quá về những đồ vật mới xung quanh.

Trẻ nhỏ rất tò mò về những thứ được cấu tạo bên trong của đồ vật. Vì vậy việc đầu tiên cha mẹ cần giải thích với con của mình rằng: “cái này là của bố, cái kia là của mẹ, và đây là của con”.

Việc điều chỉnh thói quen này mỗi ngày chính là gây kích thích trí nhớ cho trẻ, bạn tin không trẻ tự kỷ thật sự có trí nhớ rất tốt, từ những hành vi được lặp lại 2 đến 3 lần mỗi ngày.

Cha mẹ cũng cần học cách chấp nhận con bằng cách, ăn mừng những thành công nhỏ của bé và ngưng có suy nghĩ so sánh bé với người khác. Tình yêu vô điều kiện và sự chấp nhận của cha mẹ sẽ giúp cho trẻ tự kỷ rất nhiều

Cha, mẹ tự điều trị tự kỷ cho trẻ

Việc tự điều trị cho con khi con từ độ tuổi 2 – 5 tuổi giống như vẽ lên một tờ giấy trắng, chúng ta vẽ như thế nào thì con trẻ của chúng ta sẽ theo hướng đó để phát triển từng ngày. Cha mẹ cần lưu ý những bước quan trọng sau:

  • Hạn chế cho trẻ xem tivi, không cho chơi điện tử, phải thường xuyên nói chuyện với trẻ, gọi tên nhìn vào mắt trẻ.
  • Dạy trẻ các cử chỉ giao tiếp.
  • Cho trẻ chơi cùng với trẻ khác.
  • Sử dụng đồ chơi bằng nhiều cách khác nhau, chơi từng thứ một, chơi lần lượt và luân phiên (ví dụ cùng chơi đẩy quả bóng, đẩy ô tô, chơi xếp hình).
  • Luôn khuyến khích khen ngợi trẻ.
  • Dạy trẻ những kỹ năng tự lập như tự xúc ăn, mặc quần áo, rửa tay, đi vệ sinh…
  • Áp dụng các phương pháp điều hòa đa giác quan để tập luyện cho trẻ.
  • Mua và tự làm đồ chơi, dụng cụ can thiệp
  • Kiên trì, can thiệp dạy trẻ mọi nơi, mọi lúc nếu có thể. Tránh chán nản, nôn nóng
  • Luôn tỏ rõ tình cảm yêu thương trẻ tạo cho trẻ cảm giác an toàn, nhưng không làm thay trẻ và luôn khuyến khích trẻ tự lập theo khả năng có thể
  • cha trí môi trường sống có cấu trúc rõ ràng, ổn định, an toàn
  • Thường xuyên cho trẻ đi khám, đánh giá theo định kỳ, phối hợp với các nhà chuyên môn để thiết lập chương trình phù hợp dạy trẻ.

Ngoài những phương pháp y sinh học, bấm huyệt, sử dụng hóa dược, Oxy cao áp, tế bào gốc, cha mẹ cũng cần có một trái tim “thép” đồng hành cùng với con của mình

Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Điều này thật sự rất quan trọng cho sự phát triển sức khỏe, cũng như là bước đệm hỗ trợ dinh dưỡng tương lai cho trẻ tự kỷ:

  • Việc đầu tiên, cha mẹ nên từ chối những thức ăn, đồ uống chứa thành phần là sữa động vật, axit hữu cơ.
  • Nhóm thực phẩm chứa phẩm màu có vị ngọt, nước có ga. Vì nhóm chất này ảnh hưởng đến hệ thần kinh, quá trình phát triển tế bào trong cơ thể của trẻ tự kỷ.
  • Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất béo như: trứng, hạt hướng dương, gan lợn. Ngược lại cá, thịt nạc, rong biển, tảo biển, nội tạng, rau tươi, trái cây là những thực phẩm có lợi cho sức khỏe của trẻ tự kỷ.
  • Carbonhydrate, Glucose, Fructose và Sucrose là 3 chất có nồng độ cao ảnh hưởng đến tim mạch.
  • Hạn chế ăn những đồ hải sản, chiên nóng, bắp rang, thịt nướng, cá muối, bánh pudding.
  • Cuối cùng khi chế biến cần hạn chế đồ ăn có muối, nêm vừa đủ.

Chăm sóc một đứa trẻ khỏe mạnh đã là chuyện không đơn giản, nuôi lớn một đứa trẻ với nhiều khác biệt như trẻ tự kỷ lại càng khó khăn gấp bội. Trên chặng đường giúp trẻ tự kỷ hòa nhập xã hội, cha mẹ hãy hướng tới những mục tiêu tốt đẹp trong tương lai cho con, hãy đồng hành cùng con cha mẹ nhé!

Có thể bạn sẽ thích:

Related Articles

5 cách dạy trẻ về sự tôn trọng hiệu quả nhất!

Các mẹ có từng suy nghĩ: khi nào thì nên dạy trẻ về sự tôn trọng không? Còn với mình, khi nhìn thấy việc trẻ coi thường người ăn xin, coi thường bạn bè cùng lớp, hay điển hình là việc dùng những lời lẽ không đúng mực với cha mẹ, mình đã suy nghĩ rất nhiều về điều này. Nhiều người thì cho rằng không nên đòi hỏi quá nhiều ở…

Có nên dạy trẻ về tiền?

Mọi người nghĩ sao về việc dạy trẻ về tiền? Bởi mình thấy, tiền thường được coi là chủ đề cấm kỵ của nhiều gia đình. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng: trẻ sẽ hư nếu được tiếp xúc với tiền từ sớm. Thế nhưng, lại chẳng biết, trong suy nghĩ của con trẻ có cả tá những thắc mắc về chủ đề này. “Tại sao mẹ lại mua được đồ chơi…

Bố mẹ làm gì khi con chửi bậy?

Ba mẹ có tức giận khi thấy con chửi bậy không? Còn mình thì rất lo lắng & buồn lòng. Có lẽ ai trong chúng ta chẳng mong con ngoan ngoãn lễ phép phải không? Thế nhưng chẳng phải lúc nào bé cũng như ta kỳ vọng. Tạm gạt bỏ cảm xúc sang một bên, mình dành nhiều thời gian hơn để quan sát & trò chuyện cùng con để tìm cách…

Review sách: “Nói sao cho trẻ nghe lời?”

“Nói sao cho trẻ nghe lời?”, câu hỏi khiến rất nhiều các bậc cha mẹ phải đau đầu. Sinh ra một đứa trẻ không hề đơn giản, dạy dỗ một đứa trẻ thành người lại càng là nhiệm vụ khó khăn nhưng không phải là bất khả thi. Cũng như bao bậc cha mẹ khác, tôi cũng là một người mẹ có cô con gái nhỏ 4 tuổi, lứa tuổi…

Review sách Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải

Vì mới chuyển công tác sang một lĩnh vực mới: mẹ – bé, mình cần bổ sung thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Và đọc sách là một trong những cách mà mình nghĩ đem lại hiệu quả. Mẹ – bé là một chủ đề khá rộng, có rất nhiều cuốn sách về chủ đề này được ra đời. Thế nhưng, mình thực sự ấn tượng với tựa:…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *