Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ – Cha mẹ không thể xem nhẹ

Chậm phát triển trí tuệ ở trẻ – Cha mẹ không thể xem nhẹ

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là nỗi lo của tất cả những bố mẹ đang nuôi con nhỏ?

Vậy làm sao để biết con mình có gặp tình trạng này hay không?

Hãy cùng mình tìm hiểu với Hoàng Quyên trong bài viết dưới đây nha!

Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

Là tình trạng trí thông minh của bé ở dưới mức trung bình. Trẻ vẫn có thể học được các kỹ năng & kiến thức mới nhưng sẽ tốn nhiều thời gian hơn các trẻ khác. Thường thì những trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sẽ có hạn chế sau:

Chậm phát triển trí tuệ là tình trạng mà trí thông minh của trẻ dưới mức trung bình. Trẻ thiếu các kỹ năng cần thiết cho các sinh hoạt hàng ngày.

Trẻ gặp tình trạng này vẫn có thể học và thực hiện các kỹ năng mới. Nhưng tốc độ thường chậm hơn những đứa trẻ cùng tuổi.

Theo như tìm hiểu thì mình thấy rằng, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ sẽ có hạn chế trong hai lĩnh vực:

Chỉ số IQ:

  • Chỉ số IQ trung bình của con người thường là 100. Nếu IQ của trẻ thấp hơn 70 thì được coi là chậm phát triển trí tuệ.
  • IQ thấp có thể đưa đến nhiều vấn đề như trẻ gặp khó khăn trong việc học, không thể đưa ra các quyết định khôn ngoan và rất khó điều trị triệt để

Kỹ năng:

  • Kỹ năng khái niệm (khả năng đọc viết, toán học, thời gian và khả năng tự định hướng).
  • Kỹ năng xã hội (khả năng hòa hợp với mọi người xung quanh).
  • Kỹ năng thực hành (khả năng tự chăm sóc, làm việc).

Cách nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ

Các mẹ có thể nhận biết được tình trạng của con qua những dấu hiệu sau:

  • Chậm lẫy, bò, ngồi, đứng, đi bộ, vận động tay chân lóng ngóng.
  • Khả năng học tập chậm hơn các trẻ khác cùng độ tuổi.
  • Không có sự tò mò hay thể hiện sự quan tâm đến môi trường sống xung quanh.
  • Gặp khó khăn trong việc học hỏi hay tiếp thu những thông tin mới, mặc dù đã được nhắc nhiều lần.
  • Không thực hiện được các kỹ năng mới đã được dạy.
  • Gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề hoặc suy nghĩ logic.
  • Gặp vấn đề về việc ghi nhớ mọi thứ.
  • Khó nói chuyện hoặc giao tiếp với người khác.
  • Không thể thực hiện được các công việc hàng ngày như mặc quần áo hoặc đi vệ sinh nếu không có sự trợ giúp.
  • Có những hành vi có tính chất bốc đồng, dễ bị kích động bởi những thứ nhỏ nhặt.

Tại sao trẻ lại chậm phát triển trí tuệ?

Theo như tìm hiểu thì những trẻ gặp tình trạng này, có tới 60% trong số đó vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Sau đây là những nguyên nhân được coi phổ biến nhất:

Do di truyền

Khoảng 30% trẻ bị chậm phát triển trí tuệ là do di truyền. Trong trường hợp này, những dị thể bất bình thường từ bố mẹ truyền sang cho con cái và gây ra khuyết tật.

Các vấn đề trong thời kỳ mang thai

Các mẹ lưu ý, 3 tháng đầu thai kỳ là rất quan trọng, đây là giai đoạn phát triển đầu tiên của trẻ trong bào thai.

Với những mẹ nào nghiện rượu bia, ma túy, hút thuốc thường xuyên thì nguy con bị chậm phát triển cũng sẽ tăng cao. Nên những mẹ nào đang mang bầu thì cần tránh xa mấy loại này nhé!

Ngoài ra, mẹ mắc phải các bệnh như nhiễm virus rubella, nhiễm ký sinh trùng hoặc uống một số loại thuốc có hại thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Bệnh tật và những chấn thương

Các mẹ hết sức chú ý tới các bệnh do virus gây ra như sởi, thủy đậu, quai bị, viêm não,… Nếu mắc phải sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ ở trẻ.

Những bệnh này con rất dễ mắc phải, nên mình luôn bật “chế độ đề phòng” cho bé nhà mình.

Môi trường sống

Tiếp xúc quá nhiều với các loại hóa chất độc hại như: Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,…cũng có thể làm tăng nguy cơ chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

Sự phát triển của não bộ cũng có liên quan mật thiết tới chế độ dinh dưỡng của trẻ nhé các mẹ. Nếu chế độ ăn không đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, thì trí tuệ của trẻ có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Các mẹ hãy chú ý bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho bé nhé!

Vừa rồi là những gì mình đã tìm hiểu được về tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ.

Quyên rất mong nhận được những đóng góp, chia sẻ từ các mẹ. Hãy bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Chúc các bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn sẽ thích:

Related Articles

Những điều cha mẹ cần biết về bệnh bại não ở trẻ em

Bệnh bại não ở trẻ em là căn bệnh mang đến nhiều nỗi đau cũng như gánh nặng cho nhiều gia đình. Các bậc cha mẹ cần chủ động tìm hiểu nguyên nhân, cách chữa bệnh để có thể phòng và định hướng chăm sóc nếu trẻ mắc bệnh bại não. Mình xin phép chia sẻ một số kiến thức về bệnh bại não ở trẻ em. Mời các bậc…

Bệnh tự kỷ: Cha mẹ ơi, hãy đồng hành cùng con

Bệnh tự kỷ: Cha mẹ ơi hãy đồng hành cùng con! “Cha mẹ nào khi sinh con, cũng đều mong muốn con cái được khỏe mạnh lành lặn. Cũng bởi con cái được xem là niềm tự hào, vì vậy khi con mình được chuẩn đoán mắc hội chứng tự kỷ là một điều khó có thể chấp nhận với họ. Thậm trí vợ chồng đổ lỗi cho nhau, mâu…

Dậy thì sớm ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Dậy thì sớm ở trẻ được coi là một bệnh lý do ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Và theo như nghiên cứu thì tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái thường nhiều gấp 5 lần bé trai. Vậy nguyên nhân của dậy thì sớm ở trẻ là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể phòng tránh được căn bệnh này một…

Cho trẻ bú đêm có an toàn không?

Cho trẻ bú đêm có an toàn không? Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc cho trẻ bú đêm và nhiều mẹ tin rằng, việc bú đêm có thể gây hại cho trẻ. Nhưng các mẹ đừng lo lắng nhé, bú đêm sẽ đem lại lợi ích cho con, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hãy cùng Quyên tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé! Mục…

Review sách: Cha mẹ Nhật nuôi dạy con gái

“Ruộng sâu Trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, nhà có cô con gái thật tuyệt vời phải không các bố mẹ? Nhưng vấn đề đau đầu đặt ra bây giờ là: Nuôi dạy cô con gái trong thời đại 4.0 phải như nào mới hợp lý đây? Thời đại thay đổi, các mối quan hệ xã hội – thông tin – sự hiểu biết và nhận thức của…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *