Review sách Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải

Review sách Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải

Vì mới chuyển công tác sang một lĩnh vực mới: mẹ – bé, mình cần bổ sung thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Và đọc sách là một trong những cách mà mình nghĩ đem lại hiệu quả.

Mẹ – bé là một chủ đề khá rộng, có rất nhiều cuốn sách về chủ đề này được ra đời. Thế nhưng, mình thực sự ấn tượng với tựa: “Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải” của tác giả Kim Vận Dung.

Về hình thức

Mình khá ấn tượng với hình thức của “Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải”. Cuốn sách có 314 trang, bìa mềm được thiết kế với hình ảnh đơn giản nhưng ý nghĩa. Bìa sách sử dụng tông màu nhẹ nhàng với màu chữ nổi bật nên đã gây được sự chú ý cho độc giả. Với giá 75.000, mình nghĩ đây là một mức giá hợp lý.

Trước khi đọc sách, mình có thói quen đọc lời mở đầu và mục lục để nắm khung nội dung. Cuốn sách chỉ có 6 chuyên mục, không có mục nhỏ nhưng khá cụ thể, ngắn gọn và súc tích.

Về nội dung

Được biết, tác giả Kim Vận Dung là một nhà Tâm lý học, vì thế những lý luận bà đưa ra trong cuốn sách này, mình thấy đều mang tính khoa học, sâu sắc, có sự kiểm chứng.

Thậm chí có những vấn đề bản thân mình đã mắc phải nhưng không nghĩ lại nghiêm trọng đến như vậy.

Ngoài ra, đứng dưới góc nhìn của một người mẹ, có người con trưởng thành và có thể coi là khá thành công. Kim Vận Dung đã chia sẻ những câu chuyện, tình huống thực tế mà bà cùng con trai đã trải qua.

Những vấn đề mà tác giả nêu ra tưởng chừng như đơn giản như: học cách yêu, học cách trò chuyện, cách cảm ơn,… nhưng không phải cha mẹ nào cũng có thể làm tốt nó.

Mỗi vấn đề gắn với một tình huống cụ thể, để rồi tác giả phân tích và đưa ra giải pháp.

Trong cuốn sách này, Kim Vận Dung còn phản ánh một hiện thực: bố mẹ thường áp đặt điều mình muốn lên con cái. Cha mẹ nào cũng yêu con nhưng không phải cha mẹ nào cũng yêu đúng cách.

Sau khi đọc cuốn sách này, mình thực sự nhận ra rằng: bố mẹ nên làm bạn với con, nên hi vọng về con nhưng tuyệt đối đừng nên áp đặt con.

Tuy nhiên, với cá nhân mình, một điểm trừ của cuốn sách này chính là tác giả dùng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành ở chương 3. Đây không phải là những điều mà bố mẹ nào cũng có thể hiểu. Mình đã dành thời gian để đọc lại nhiều lần nhưng vẫn không thể hiểu. Điều này có thể làm giới hạn đối tượng độc giả của cuốn sách.

Ngoài điều đó ra, thì mình vẫn tin đây là cuốn sách rất đáng để các bố mẹ tìm đọc, dù con bạn ở bất kỳ lứa tuổi nào!

Có thể bạn sẽ thích:

Related Articles

Review sách: Nuôi con bằng yêu thương, dạy con bằng lý trí

Đến hẹn lại lên, như thường lệ, ngày cuối cùng của mỗi tháng mình sẽ giới thiệu đến các bố mẹ một cuốn sách về nuôi dạy con. Sau quyển sách “Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải” của Kim Vận Dung, mình quyết định sẽ review sách  “Nuôi con bằng yêu thương, dạy con bằng lý trí.”  Cuốn sách này được sáng tác bởi hai tác giả người Mỹ…

Review sách: “Nói sao cho trẻ nghe lời?”

“Nói sao cho trẻ nghe lời?”, câu hỏi khiến rất nhiều các bậc cha mẹ phải đau đầu. Sinh ra một đứa trẻ không hề đơn giản, dạy dỗ một đứa trẻ thành người lại càng là nhiệm vụ khó khăn nhưng không phải là bất khả thi. Cũng như bao bậc cha mẹ khác, tôi cũng là một người mẹ có cô con gái nhỏ 4 tuổi, lứa tuổi…

Review sách: Vì sao trẻ không nghe lời

Xin chào các ông bố, bà mẹ, ngày hôm nay Quyên sẽ quay trở lại với chuyên mục review sách. Và cuốn sách mà mình nhắc tới hôm nay, đó chính là “Vì sao trẻ không nghe lời”. Bé Gấu nhà mình cũng đang tuổi ăn tuổi lớn, do vậy mà có rất nhiều lần con không nghe lời khiến mình rất buồn và bực tức. Sau một hồi lục…

Review sách: Cha mẹ Nhật nuôi dạy con gái

“Ruộng sâu Trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, nhà có cô con gái thật tuyệt vời phải không các bố mẹ? Nhưng vấn đề đau đầu đặt ra bây giờ là: Nuôi dạy cô con gái trong thời đại 4.0 phải như nào mới hợp lý đây? Thời đại thay đổi, các mối quan hệ xã hội – thông tin – sự hiểu biết và nhận thức của…

Bố mẹ làm gì khi con chửi bậy?

Ba mẹ có tức giận khi thấy con chửi bậy không? Còn mình thì rất lo lắng & buồn lòng. Có lẽ ai trong chúng ta chẳng mong con ngoan ngoãn lễ phép phải không? Thế nhưng chẳng phải lúc nào bé cũng như ta kỳ vọng. Tạm gạt bỏ cảm xúc sang một bên, mình dành nhiều thời gian hơn để quan sát & trò chuyện cùng con để tìm cách…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *