Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa.

Cái tên mà nghe thôi các mẹ đã thấy vô cùng quen thuộc rồi đúng không ạ?

Mẹ nào đang nuôi con nhỏ thì đây là tình trạng không ít lần các bé gặp phải. Nhiều mẹ còn nói với mình rối loạn tiêu hóa như là “cơn ác mộng” với các mẹ luôn.

Vậy làm thế nào để “đánh tan cơn ác mộng này“?

Hãy cùng Quyên tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Điều đầu tiên hãy cùng tìm hiểu xem “rối loạn tiêu hóa là gì?” để tránh nhầm lẫn với các tình trạng khác nha các mẹ.

Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ chỉ những hiện tượng bất thường của chức năng dạ dày. Hiểu một cách đơn giản là các triệu chứng như đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón,…đó ạ.

Có mẹ đã hỏi mình rằng: “Rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không?”

Mình xin trả lời là . Bởi những tình trạng mà có nhiều mẹ coi là bình thường như tiêu chảy, táo bón,…nếu kéo dài và tái đi tái lại sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm về đường tiêu hóa. Tình trạng diễn ra lâu ngày sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư đại tràng, ung thư ruột,…

Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Nôn trớ

Đây là hiện tượng trào ngược thức ăn từ dạ dày qua thực quản ra ngoài khoang miệng. Thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh.

Chắc các mẹ có con rồi đều gặp tình trạng này đúng không ạ?

Có thể nói đây là hiện tượng tự nhiên do hệ tiêu hóa của các bé lúc này còn chưa hoàn chỉnh. Hiện tượng này sẽ giảm dần và hết khi con qua 2 tuổi.

Nhưng bạn nên theo dõi sức khỏe của con, nếu bé nôn trớ mà vẫn ăn ngoan, tăng cân đều và khỏe mạnh thì không sao nhé. Còn nếu con nôn trớ nhiều, bỏ ăn, mệt mỏi thì có thể con bị trào ngược dạ dày bệnh lý rồi đó, bố mẹ mau cho con đi khám để chữa trị kịp thời.

Một lời khuyên cho mẹ là không nên để bé bú hoặc ăn quá no, bởi như vậy sẽ càng khiến bé dễ bị nôn trớ.

Mẹo khi bé nôn trớ:

  • Khi trẻ bị nôn ói: mẹ đặt trẻ nằm nghiêng sang trái, cho trẻ ói ra hết lượng sữa mà trẻ bú được, giúp trẻ không sặc đường phổi.
  • Điều chỉnh tư thế bú đầu cao hơn thân, chia nhỏ các cữ bú, kết hợp vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ sau khi ăn giúp trẻ được ợ hơi dễ dàng. Cố gắng giữ cho trẻ nằm yên hoặc ngồi yên sau khi ăn ít nhất 15 phút sau ăn nhé.

Lưu ý: Đây chỉ là mẹo giúp con dễ chịu hơn và đỡ nôn trớ chứ không có tác dụng điều trị nôn trớ cho bé nha các mẹ.

Táo bón

Táo bón là tình trạng mà mình thấy các con hay gặp nhất, bé đi cầu ít hơn mức bình thường, phân to, rắn và khi đi sẽ đau.

Tình trạng này do chế độ ăn ít chất xơ, uống nhiều sữa bò, sữa bột, cơ địa của bé nóng, sữa mẹ nóng,… khiến con bị táo bón.

Chắc các bạn đều biết táo bón kéo dài có thể gây ra các triệu chứng nguy hiểm như trĩ, sa trực tràng, rách hậu môn,…

Để cải thiện tình trạng, các bạn cần cải thiện chế độ ăn của cả mẹ và con. Mẹ nên ăn đồ thanh mát, tránh ăn đồ cay nóng, còn bé thì mẹ nên bổ sung chất xơ cho con nhé.

Nếu con khó đi quá bạn có thể thụt hậu môn cho bé, nhưng bạn nhớ hãy sử dụng ít nhất có thể nha, bởi sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng tới phản xạ tự đi cầu của con đó.

Mình thấy nhiều mẹ lựa chọn thuốc nhuận tràng cho con dễ đi hơn, nhưng với quan điểm của cá nhân mình thì mẹ không nên sử dụng cách này với trẻ bị táo bón. Việc sử dụng thuốc nhuận tràng thường xuyên sẽ làm làm giảm khả năng co thắt của ruột già và khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, không dùng thuốc nhuận tràng cho bé dưới 6 tuổi khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Do vậy, các mẹ nên lưu ý điều này nha.

Mẹo cho bé táo bón:

Nếu con khó đi quá bạn có thể giúp con dễ đi hơn bằng cách:

  • Sử dụng mật ong: Bạn có thể lấy một ít mật ong rừng, bôi vào đầu que bông mềm hoặc cọng hành nhỏ rửa sạch hay cọng rau mồng tơi rồi ngoáy hậu môn bé sâu khoảng 1cm và cả phía bên ngoài. Chỉ sau 5-10 phút, trẻ sẽ đi tiêu dễ dàng. Trẻ từ 1 tháng tuổi trở lên là có thể áp dụng cách này nha.
  • Ngâm nước ấm: Khi con mới có dấu hiệu táo bón, bạn hãy chuẩn bị một chậu nước ấm, cho bé ngâm mông từ 5-10 phút mỗi lần, ngày 2-3 lần. Nhưng ngâm nước ấm được áp dụng hiệu quả với trẻ mới có dấu hiệu táo bón thôi nha.
  • Sử dụng rau mồng tơi: Sau khi áp dụng thì mình thấy sử dụng rau mùng tơi khi con bị táo bón rất rất lành tính và hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy cọng rau mồng tơi rửa sạch, tước vỏ ngoài của cuống và ngoáy hậu môn cho con, khoảng 3-4 cái thôi nha. Nên chọn những cọng rau mồng tơi tươi, xanh và có cuống cứng. Chỉ sau 3 – 5 phút, con sẽ đi dễ dàng.

Bên cạnh đó, mẹ hãy khuyến khích con uống thật nhiều nước nha.

Lưu ý: Đây chỉ là những mẹo giúp con dễ đi cầu hơn thôi, không có tác dụng trị táo bón. Nên các mẹ đừng có hiểu nhầm nha.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi cầu hơn 3 lần/ngày, phân lỏng, nhiều nước.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tiêu chảy là do nhiễm độc thức ăn, vệ sinh kém, nhiễm khuẩn,…

Tình trạng này rất nguy hiểm nhé các mẹ, tiêu chảy kéo dài có thể dẫn tới tình trạng mất nước ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của con.

Bổ sung nước lúc này là việc vô cùng quan trọng đối với trẻ bị tiêu chảy. Bạn có thể thay thế bằng nước Oresol, cháo loãng, nước dừa, nước gạo rang muối,…

> MUA ORESOL

Lưu ý: Khi con bị tiêu chảy do nhiễm trùng thì bố mẹ nên đưa bé đi kháng, tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh cho con nha. Bởi nếu mẹ tự ý cho con dùng kháng sinh có thể khiến tình trạng tiêu chảy của bé nặng hơn.

Đau bụng

Đối với trẻ biết nói, thì con có thể nói cho bạn biết bé đang bị đau bụng. Còn nếu con chưa biết nói thì khó có thể nhận ra rằng bé đang bị đau bụng.

Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn có thể nhận ra khi con bị đau bụng: Đột nhiên khóc thét lên, co 2 chân rúm lại vào bụng, khó chịu và quấy khóc liên tục

Bạn hãy nhớ là phải luôn theo dõi con để có thể phát hiện các triệu chứng sớm nhất nha.

Mẹo cho bé đau bụng

Quyên sẽ có một vài mẹo mà các mẹ có thể áp dụng để giúp con đỡ đau bụng và dễ chịu hơn nhé:

  • Massage bụng: Sau khi trẻ ăn được 30 phút, bạn hãy dùng các ngón tay xoay nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ từ lỗ rốn ra ngoài để giúp con thư giãn, thoải mái hơn.
  • Chườm nóng bụng: Bạn dùng 2 chiếc khăn tay, nhúng vào nước nóng và vắt khô hoặc túi chườm lên bụng con. Hơi nóng và sức nặng của túi sẽ giúp đẩy hơi thừa trong bụng bé ra ngoài dễ dàng hơn.

Đầy hơi, chướng bụng

Thức ăn chưa được tiêu hóa sẽ lên men và gây ra ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, xì hơi nhiều, ợ hơi liên tục, đôi khi con còn có hiện tượng hôi miệng.

Bên cạnh đầy hơi, chứng bụng, rối loạn tiêu hóa cũng khiến trẻ bị đi ngoài phân sống.

Và khi hệ tiêu hóa của trẻ không được khỏe, thức ăn không được tiêu hóa hết, chướng bụng, con sẽ không có cảm giác đói, không thèm ăn dẫn tới bỏ bữa, biếng ăn.

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa đều có thể khiến bé biếng ăn. Đó là lý do tại sao, những bé có đường ruột yếu rất chán ăn, biếng ăn và sức đề kháng cũng kém.

Với bé bị đau bụng, đầy hơi thì bạn cũng nên massage bụng và chườm bụng để giúp con thoải mái và dễ chịu hơn.

Nguyên nhân trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Do hệ tiêu hóa còn non yếu, vì vậy mà chỉ cần một tác động nhỏ cũng có thể khiến trẻ gặp vấn đề về hệ tiêu hóa, đặc biệt là hệ vi sinh đường ruột. Và sau đây là những nguyên nhân chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa ở trẻ:

Sức đề kháng kém:

Trẻ dưới 6 tuổi, do sức đề kháng còn non yếu, do vậy dễ bị các tác nhân như vi khuẩn, vi rút tấn công hệ tiêu hóa.

Do dùng kháng sinh:

Nguyên nhân này mình thấy rất phổ biến. Các gia đình khi có con đi viện và dùng kháng sinh về thì các bé đều có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, biếng ăn. Do việc dùng kháng sinh kéo dài gây rối loạn hệ khuẩn tại đường ruột của bé, do kháng sinh tiêu diệt cả lợi khuẩn lẫn hại khuẩn.

Các bạn lưu ý, dù dùng ít kháng sinh thì đường ruột của con cũng sẽ bị ảnh hưởng một phần nào đó. Do vậy, nếu chưa có chỉ định của bác sĩ thì không nên cho con sử dụng kháng sinh bừa bãi nhé.

Chế độ ăn không hợp lý:

  • Thực phẩm không đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân chính gây tiêu chảy cho các bé yêu. Các mẹ đang cho con bú cũng nên chú ý khi ăn uống, để đảm bảo nguồn sữa cho bé nhà mình nha.
  • Trẻ không dung nạp được được lactose trong sữa do thiếu men tiêu hóa.
  • Ăn dặm sai thời điểm, sai cách. Thời điểm lý tưởng bắt đầu cho bé ăn dặm là trên 6 tháng nhé các mẹ và nên nhớ là không được ép bé ăn quá no. Thực phẩm dành cho bé phải được đảm bảo sạch sẽ và đầy đủ dinh dưỡng.
  • Ăn nhiều chất béo, chất đạm, không bổ sung đủ chất xơ cũng là nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa, nhất là triệu chứng táo bón ở trẻ.
  • Do bệnh lý: Viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột hay hội chứng ruột kích thích,…cũng là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa. Với các tình trạng này thì các bạn nên cho con thăm khám và điều trị kịp thời nhé.

Cách điều trị và phòng tránh rối loạn tiêu hóa

Thay đổi thói quen ăn uống

Điều đầu tiên mình đã là khi con bị rối loạn tiêu hóa, đó chính là thay đổi thói quen ăn uống của con. Như các bạn đã biết đấy, thói quen ăn uống luôn ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé. Con ăn no sẽ dễ gây nôn trớ, thức ăn nhiễm độc khiến con bị tiêu chảy, con ăn quá nhiều đạm và ít chất xơ gây ra tình trạng táo bón.

Bạn cần:

  • Điều đầu tiên: Cho bé ăn chín, uống sôi. Thực phẩm chưa được chín kỹ dễ nhiễm ký sinh trùng.
  • Đảm bảo chất lượng bữa ăn phải có đủ lượng chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin & khoáng chất, hoa quả và rau xanh được cân đối.
  • Chế biến thức ăn phù hợp với độ tuổi của bé. Không cho bé ăn thức ăn cần phải nhai khi bé chưa có đủ răng, vì động tác nuốt mà chưa nhai kỹ làm cho hệ tiêu hóa dưới phải làm việc nhiều và nặng hơn.

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho con, cũng như gia tăng sức đề kháng.

Vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ không chỉ đối với bé mà cả với môi trường bé đang ở. 

Và bố mẹ cần:

  • Tránh cho bé ngậm, mút tay và đưa đồ chơi không sạch vào miệng.
  • Rửa tay cho bé thường xuyên hoặc sau khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với động vật, đi vệ sinh…
  • Vệ sinh đồ chơi cho trẻ khoảng 2 lần/tuần.
  • Người lớn hay tiếp xúc với trẻ thì cần giữ vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là nên rửa tay thường xuyên.

Cân bằng hệ vi sinh đường ruột cho con

Để điều trị cũng như phòng tránh rối loạn tiêu hóa cho con, mình luôn bổ sung lợi khuẩn cho bé thường xuyên. Các bạn biết đấy, việc cân bằng hệ vi sinh tại đường ruột của bé vô cùng quan trọng. Không chỉ những bé sử dụng kháng sinh thì mới bị mất cân bằng hệ khuẩn, những bé đường ruột yếu, không được bổ sung lợi khuẩn thường xuyên thì việc mất cân bằng hệ khuẩn cũng là tình trạng mà trước sau con sẽ gặp phải.

Khi hệ vi sinh đường ruột của con đã được cân bằng thì tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ hạn chế rất nhiều, gia tăng sức đề kháng & giúp con ăn ngon hơn,hấp thu tốt hơn.

Bào tử lợi khuẩn thường rất dễ uống nên các mẹ không cần lo về vấn đề con có uống được hay không. Vì là lợi khuẩn, nên có thể dử dụng cho cả các bé sơ sinh nhé. Bạn có thể mua hàng trên shopee để được miễn phí vận chuyển khi đặt hàng nha.

> MUA BÀO TỬ LỢI KHUẨN

Do được bổ sung lợi khuẩn đầy đủ, nên bé Gấu nhà mình phát triển rất tốt nha, con rất ít khi bị những vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa.

Mẹ nào có con đang sử dụng kháng sinh thì nên bổ sung lợi khuẩn cho con ngay vì lợi khuẩn có thể giúp làm giảm tác hại của kháng sinh tới đường ruột của con.

Vừa rồi là những kiến thức về rối loạn tiêu hóa ở trẻ mà mình đã tìm hiểu được, cũng là một chút kinh nghiệm khi nuôi con của mình. Hy vọng sẽ đem lại cho các bố các mẹ thật nhiều thông tin hữu ích. Đừng ngại bình luận bên dưới bài viết nhé.

Chúc các bé yêu nhà mình luôn khỏe mạnh!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Related Articles

5 mốc siêu âm quan trọng mẹ bầu cần chú ý

Các mốc siêu âm quan trọng luôn là điều mà các mẹ bầu rất quan tâm. Hành trình từ lúc mẹ biết mình mang thai cho đến khi em bé chào đời có rất nhiều niềm vui và lắng lo. Mình cũng vậy đó các mẹ ạ! Để có một thai kì khoẻ mạnh, bạn nên khám thai đều đặn và làm các xét nghiệm cần thiết. Và có những mốc…

Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không?

Nôn trớ ở trẻ là vấn đề quá quen thuộc với các mẹ bỉm sữa phải không nào? Vậy nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không? Hãy cùng Quyên đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé! Mục lục bài viếtRối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?Dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa ở trẻNôn trớTáo bónTiêu chảyĐau bụngĐầy hơi, chướng bụngNguyên nhân trẻ bị rối…

Dậy thì sớm ở trẻ: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh

Dậy thì sớm ở trẻ được coi là một bệnh lý do ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ. Và theo như nghiên cứu thì tỷ lệ dậy thì sớm ở bé gái thường nhiều gấp 5 lần bé trai. Vậy nguyên nhân của dậy thì sớm ở trẻ là gì? Làm thế nào để chúng ta có thể phòng tránh được căn bệnh này một…

10 nỗi khổ khó nói của phụ nữ sau sinh

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi con yêu chào đời khỏe mạnh, phụ nữ sau sinh phải chịu đựng nhiều “nỗi khổ” khó nói. Không phải mấy ai cũng đồng cảm và sẻ chia được… Mình, một bà mẹ đã từng trải qua những nỗi vất vả của 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Rồi cũng trải qua đủ những “nỗi khổ” khó nói không biết sẻ chia…

Men tiêu hóa Green Bio – Hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Khi con gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu,…thì các mẹ đều tìm đến các loại men tiêu hóa. Con mình rất khó uống, nên mình đã tìm hiểu rất nhiều, mới tìm được men tiêu hóa Green Bio. Loại men tiêu hóa này là dạng cốm, rất thơm và dễ uống, nên con mình uống hợp tác hẳn.…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *