Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không?

Nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không?

Nôn trớ ở trẻ là vấn đề quá quen thuộc với các mẹ bỉm sữa phải không nào?

Vậy nôn trớ ở trẻ có nguy hiểm không?

Hãy cùng Quyên đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Tại sao trẻ lại nôn trớ?

Trẻ nôn trớ thì thường là do một số nguyên nhân sau:

  • Bé ăn quá nhiều, bú quá no…
  • Bé bú mẹ không đúng tư thế, hoặc bú bình chưa đúng cách.
  • Bé ăn no đã nằm ngay.
  • Quấn tã chăn quá chặt, băng rốn chặt.
  • Do bệnh lý: Tiêu chảy, viêm đường hô hấp,…

.

Nôn trớ có nguy hiểm không?

  • Suy dinh dưỡng, chậm lớn là tác hại dễ nhìn thấy nhất nếu bé nôn trớ quá nhiều thường xuyên.
  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn trớ nhiều khiến hệ tiêu hóa của trẻ cũng bị ảnh hưởng và rối loạn gây đau bụng, chướng bụng.
  • Viêm dạ dày: Khi thức ăn vào dạ dày nhưng chưa kịp tiêu hóa lại trào ngược lên trên và khiến trẻ nôn trớ. Nhiều lần như vậy sẽ khiến dạ dày bị tổn thương, viêm thậm chí xuất huyết dạ dày.
  • Biếng ăn, sợ ăn do nôn trớ quá nhiều lần.

Cách xử trí khi bé bị nôn trớ

  • Ngay khi trẻ nôn trớ, phải nghiêng ngay đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc.
  • Nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau). Quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ.
  • Khum tay vỗ nhẹ hai bên lưng nhằm trấn an trẻ.
  • Giúp trẻ ho để cho hết những dịch còn trong họng ra ngoài.
  • Lau cổ và người trẻ bằng nước ấm, thay những đồ vải có dính chất nôn cho trẻ.
  • Khi trẻ đã hết cơn nôn, cho trẻ uống nước ấm từng thìa nhỏ. Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình từ từ.
  • Giúp trẻ ngủ, không dùng thuốc chống nôn khi chưa có chỉ định của bác sỹ.
  • Theo dõi dấu hiệu nôn trớ tiếp theo.

Làm gì để giảm nôn trớ cho trẻ?

Đối với trẻ bú sữa mẹ

Các mẹ nên cho trẻ bú từ từ, không ép trẻ bú quá no. Chỉ cho trẻ nằm sau khi bú ít nhất 15 phút.

Tư thế khi cho trẻ bú:

  • Mẹ cần bế đầu và người trẻ nằm trên một đường thẳng.
  • Hướng mặt quay vào vú, mũi của trẻ đối diện với núm vú.
  • Mẹ phải ôm sát con vào người và dùng tay đỡ mông.
  • Chạm vú vào môi trên của trẻ, đợi đến khi miệng trẻ mở rộng, mẹ đưa miệng trẻ vào vú sao cho môi dưới của trẻ ở dưới núm vú.

Khi bú xong, mẹ hãy bế bé đứng lên và vỗ nhẹ phần lưng để con có thể ợ hơi được. Mục đích của việc này giúp làm giảm lượng hơi mà bé nuốt vào dạ dày, cũng là nguyên nhân gây nôn trớ.

Đối với trẻ bú bình

Mẹ nghiêng bình sữa cho trẻ bú, sao cho sữa ngập cổ bình để tránh nuốt không khí vào dạ dày gây nôn trớ.

Đối với trẻ ăn dặm

Để tránh nôn trớ ở trẻ, mẹ không nên ép con ăn quá nhiều.

Mẹ có thể cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày để đảm bảo lượng thức ăn cần thiết cho con. Thời gian ăn của bé không nên kéo dài hơn 30 phút/bữa.

Nếu các mẹ có thêm bất kỳ câu hỏi nào về vấn đề nôn trớ ở trẻ thì cứ bình luận xuống bên dưới để Hoàng Quyên tư vấn nhé!

Chúc các bé yêu hay ăn chóng lớn!

Có thể bạn sẽ quan tâm:

Related Articles

Những điều mẹ cần biết về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Rối loạn tiêu hóa. Cái tên mà nghe thôi các mẹ đã thấy vô cùng quen thuộc rồi đúng không ạ? Mẹ nào đang nuôi con nhỏ thì đây là tình trạng không ít lần các bé gặp phải. Nhiều mẹ còn nói với mình rối loạn tiêu hóa như là “cơn ác mộng” với các mẹ luôn. Vậy làm thế nào để “đánh tan cơn ác mộng này“? Hãy…

Bảo quản sữa mẹ không đúng cách gây nguy hiểm cho trẻ

Bảo quản sữa mẹ đúng cách sẽ đảm bảo được nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ sữa mẹ cho bé. Nếu bảo quản không đúng cách, sữa mẹ sẽ mất tác dụng & thậm chí có thể gây tiêu chảy cho bé. Vậy cần làm gì để bảo quản sữa mẹ đúng cách? Mục lục bài viếtTại sao trẻ lại nôn trớ?Nôn trớ có nguy hiểm không?Cách xử trí khi…

Cho trẻ bú đêm có an toàn không?

Cho trẻ bú đêm có an toàn không? Có rất nhiều ý kiến khác nhau về việc cho trẻ bú đêm và nhiều mẹ tin rằng, việc bú đêm có thể gây hại cho trẻ. Nhưng các mẹ đừng lo lắng nhé, bú đêm sẽ đem lại lợi ích cho con, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hãy cùng Quyên tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé! Mục…

10 nỗi khổ khó nói của phụ nữ sau sinh

Bên cạnh niềm hạnh phúc khi con yêu chào đời khỏe mạnh, phụ nữ sau sinh phải chịu đựng nhiều “nỗi khổ” khó nói. Không phải mấy ai cũng đồng cảm và sẻ chia được… Mình, một bà mẹ đã từng trải qua những nỗi vất vả của 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau. Rồi cũng trải qua đủ những “nỗi khổ” khó nói không biết sẻ chia…

Bật mí phương pháp trị ho cho bé cực đơn giản ngay tại nhà

Phương pháp trị ho cho bé tại nhà, các mẹ đã biết hay chưa? Sau đây, mình sẽ chia sẻ với các mẹ một số cách đơn giản nhất mà chúng ta có thể áp dụng được luôn. Mật ong, củ cải trắng, quất hay là chanh là những phương pháp trị ho tại nhà rất tốt mà lành tính. Mục lục bài viếtTại sao trẻ lại nôn trớ?Nôn trớ…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *