Review sách: “Nói sao cho trẻ nghe lời?”

Review sách: “Nói sao cho trẻ nghe lời?”

“Nói sao cho trẻ nghe lời?”, câu hỏi khiến rất nhiều các bậc cha mẹ phải đau đầu. Sinh ra một đứa trẻ không hề đơn giản, dạy dỗ một đứa trẻ thành người lại càng là nhiệm vụ khó khăn nhưng không phải là bất khả thi.

Cũng như bao bậc cha mẹ khác, tôi cũng là một người mẹ có cô con gái nhỏ 4 tuổi, lứa tuổi đã bước vào giai đoạn hiểu chuyện – hình thành nhân cách – tư duy. Và để dìu dắt định hướng được tư duy cho con trẻ là việc mà bản thân tôi cực kỳ coi trọng. Bằng nhiều phương pháp như: tham khảo kinh nghiệm của người đi trước, tra google, mua các khóa học, đọc sách… Kết quả thì tôi khá ấn tượng với cuốn sách: “Nói sao cho trẻ nghe lời?”, đúng như nắng hạn gặp cơn mưa rào, cuốn sách này cực kỳ hữu ích bởi tư duy – phương pháp dạy con được đề cập tới rất văn minh. Chỉ bằng phương pháp giao tiếp giữa cha mẹ với con cái mà thay đổi hẳn cách giáo dục của tôi, giúp tôi và con trở nên gần gũi, hai mẹ con chia sẻ với nhau nhiều hơn… Tôi rất ngạc nhiên khi thấy kết quả của cuốn sách này mang lại.

Hôm nay, tôi xin phép chia sẻ với các bậc cha mẹ, nếu muốn xây dựng nhân cách và định hướng tư duy cho con trẻ bằng giao tiếp thì: “Nói sao cho trẻ nghe lời?” là cuốn sách không thể bỏ qua.

Trải nghiệm cuốn “Nói sao cho trẻ nghe lời?”

Khá tâm đắc với cuốn sách này nên tôi sẽ chia sẻ ngay cảm nhận của mình khi đã đọc và áp dụng thành công:

Thứ nhất, về mặt bố cục:

Cuốn “Nói sao cho trẻ nghe lời?” được chia làm 7 chương lớn, trong 7 chương lớn thì có nhiều phần nhỏ khác nhau để phân tách nội dung được rõ ràng, mạch lạc. Dụng ý sắp xếp từng phần trước sau rất hợp lý, đem tới cho tôi trải nghiệm từ đơn giản tới phức tạp tăng dần theo mạch cảm xúc.

Thứ 2, về mặt nội dung:

  • Chương 1: Chắp thêm đôi cánh tự tin cho trẻ: ở phần này nói về những tư duy cũ của các cha mẹ, những câu nói thường ngày khiến trẻ bị tổn thương và mang tư tưởng của lối dạy con bảo thủ, độc đoán. Sau mỗi câu nói tổn thương thì thay vào đó một câu nói khích lệ mà các bậc cha mẹ nên sử dụng để thay đổi tư duy cũ của mình.
  • Chương 2: Để trẻ có trách nhiệm hơn: chương này mang tới những cách nói chuyện, phương pháp áp dụng giúp các cha mẹ có thể hướng con trẻ sau này trở thành những người có trách nhiệm ngay từ bé, bằng những việc nhỏ nhặt nhất.
  • Chương 3: Để trẻ tự lực, tự cường: Tập cho trẻ tự lập từ trong suy nghĩ, rồi đến hành động, cha mẹ nên biết “buông tay” khi cần thiết. Trách sự bao bọc thái quá khiến con bị ỷ lại dựa dẫm mà mất đi bản năng phản xạ tự nhiên khi gặp tình huống thực tế.
  • Chương 4: Để trẻ yêu học tập: Kích thích sự thích thú học tập của trẻ, tạo không gian học tập hợp lý, chỉ bằng lời nói hết sức nhẹ nhàng khiến con trẻ nghiêm túc hơn trong việc học hành.
  • Chương 5: Hãy cho trẻ giao lưu với bạn bè: Đây là phần tôi tâm đắc nhất, bởi trẻ em chúng chưa biết cách giao tiếp ứng xử với mọi người như nào, bố mẹ chính là người dìu dắt con từ những câu nói đầu tiên, đối nhân xử thế ra sao. Đạo đức từ đây mà ra!
  • Chương 6: Bồi dưỡng thói quen tốt ở trẻ: Cha mẹ vẫn là người làm mẫu, đi trước để con cái nhìn và làm theo. Không nên dung túng và đùm bọc chúng quá mà thành ra hư con.
  • Chương 7: Dùng ám hiệu tình yêu để giúp trẻ góp nhặt. Cho đi tình yêu để nhận lại yêu thương: “Con cái chính là tấm gương phản chiếu của cha mẹ”, phần này mình thấy các ví dụ thực tế rất hay, cha mẹ không nên bỏ qua.

Đánh giá cảm quan khi đọc xong cuốn “Nói sao cho trẻ nghe lời?”

Khách quan,

Đây là cuốn sách viết về phương pháp giao tiếp giữa cha mẹ với con cái, chỉ bằng lời nói để thay đổi và định hướng tư duy – nhân cách sống cho con trẻ. Bố cục rõ ràng, cách hành văn mạch lạc, ví dụ thực tế rất chi tiết, quan trọng là cá nhân tôi thấy rất dễ hiểu. Rất thiết thực với các cha mẹ hiện nay, bởi xã hội ngày càng phát triển, thời đại 4.0, con trẻ lớn rất nhanh nhất là về suy nghĩ. Mình chỉ cần lơ là vài khoảnh khắc thôi là chúng rất dễ lệch lạc. Đây là cuốn sách khá ưng ý cho các bậc cha mẹ bổ sung vào kệ sách nhà mình!

Chủ quan,

Một số phần nhỏ trong các chương lấy ví dụ vẫn hơi loằng ngoằng, chưa tóm lược ý. Nhiều từ ngữ vẫn hơi “sách vở” lý thuyết, có thể là do tính mình thích sự thẳng thắn đi vào trực diện. Các phương pháp đưa ra thì vẫn chưa cụ thể nên ở lứa tuổi nào thì áp dụng, có thể lần xuất bản sau hy vọng nhà xuất bản có thể chỉnh sửa đôi chút cho cuốn sách thêm phần hấp dẫn.

Trên đây là những đánh giá cảm quan của mình, hy vọng sẽ giúp các bậc cha mẹ có thêm nguồn tham khảo khi tìm hiểu kiến thức nuôi dạy con sao cho phù hợp. Cảm ơn các cha mẹ đã theo dõi bài viết!

Huyền Anh

Related Articles

Review sách: Nuôi con bằng yêu thương, dạy con bằng lý trí

Đến hẹn lại lên, như thường lệ, ngày cuối cùng của mỗi tháng mình sẽ giới thiệu đến các bố mẹ một cuốn sách về nuôi dạy con. Sau quyển sách “Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải” của Kim Vận Dung, mình quyết định sẽ review sách  “Nuôi con bằng yêu thương, dạy con bằng lý trí.”  Cuốn sách này được sáng tác bởi hai tác giả người Mỹ…

Review sách: Cha mẹ Nhật nuôi dạy con gái

“Ruộng sâu Trâu nái không bằng con gái đầu lòng”, nhà có cô con gái thật tuyệt vời phải không các bố mẹ? Nhưng vấn đề đau đầu đặt ra bây giờ là: Nuôi dạy cô con gái trong thời đại 4.0 phải như nào mới hợp lý đây? Thời đại thay đổi, các mối quan hệ xã hội – thông tin – sự hiểu biết và nhận thức của…

Review sách Yêu bên trái, dạy dỗ bên phải

Vì mới chuyển công tác sang một lĩnh vực mới: mẹ – bé, mình cần bổ sung thêm nhiều kiến thức về lĩnh vực này. Và đọc sách là một trong những cách mà mình nghĩ đem lại hiệu quả. Mẹ – bé là một chủ đề khá rộng, có rất nhiều cuốn sách về chủ đề này được ra đời. Thế nhưng, mình thực sự ấn tượng với tựa:…

Review sách: Vì sao trẻ không nghe lời

Xin chào các ông bố, bà mẹ, ngày hôm nay Quyên sẽ quay trở lại với chuyên mục review sách. Và cuốn sách mà mình nhắc tới hôm nay, đó chính là “Vì sao trẻ không nghe lời”. Bé Gấu nhà mình cũng đang tuổi ăn tuổi lớn, do vậy mà có rất nhiều lần con không nghe lời khiến mình rất buồn và bực tức. Sau một hồi lục…

Đánh con – Hậu quả khôn lường của phương pháp giáo dục sai lầm

Yêu cho roi, cho vọt” dường như trở thành phương pháp giáo dục phổ biến của cha ông ta trong nhiều thập kỷ. Mình cũng là người đã từng áp dụng phương pháp này. Những lúc cáu giận, nói mãi mà con không nghe, mình cũng đánh con. Thế nhưng, điều mình nhận được chỉ là: mẹ thì đỡ tức, con thì tổn thương. Và mình tin, hậu quả của việc…

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *